Trái phiếu doanh nghiệp trước đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Giai đoạn 2021 – 2022 được xem là thời điểm vàng của thị trường này. Tuy nhiên đến nửa đầu năm 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu có dấu hiệu xuống dốc.
Tình hình trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm cuối năm
Tính đến thời điểm ngày 15/09/2023, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa đưa ra đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào. Đây là một dấu hiệu đáng buồn, cho thấy tình hình ảm đạm của thị trường.
Khác với thời điểm cùng kỳ năm 2021, giá trị phát hành trái phiếu năm nay có dấu hiệu suy giảm mạnh đến 59,8%. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị của các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gần 140.000 tỷ đồng với 17 đợt phát hành công khai và 111 đợt phát hành riêng lẻ thông qua các tổ chức phát hành.
Có vô số doanh nghiệp đang bị chậm thanh toán gốc lãi trái phiếu. Đặc biệt, họ còn công khai các phương án tái cơ cấu nợ. Nửa đầu năm nay, tổng cộng có 62 doanh nghiệp bị đưa vào danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi. Tổng số dư của nợ trái phiếu doanh nghiệp đã lên đến 157.7 nghìn tỷ.
Bộ Tài Chính “ra tay” giải cứu thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp?
Tình hình trên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã được dự đoán từ đầu năm.
Ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư – đã nêu lên trong cuộc họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế xã hội vào đầu tháng 5/2023.
Theo ông Dũng, trong 4 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ ở mức ổn định. Tuy nhiên cho lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao, khoảng 9.56%/năm nên gây ra nhiều hạn chế trong việc sản xuất, kinh doanh và hấp thụ vốn của các doanh nghiệp.
Hậu quả của việc khó khăn về dòng tiền là nhiều doanh nghiệp phải bán đi tài sản của mình, đôi khi chỉ với mức giá bằng một nửa so với giá trị thực. Nghiêm trọng hơn, những người mua lại các tài sản đó lại là doanh nghiệp nước ngoài.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị Chính phủ phải thực hiện các biện pháp để khắc phục vấn đề này. Các cải cách về hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, kỷ luật hành chính, công vụ cần phải được xem xét tới. Trong đó bao gồm của việc cơ quan nhà nước là Bộ Tài chính sẽ vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Điểm đen trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong cơ cấu thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chiếm đến 43.6% chính là ngành bất động sản. Việc bất động sản đóng băng cũng như đã đến chu kỳ đi xuống đã gây tác động không nhỏ đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Sự việc của các tập đoàn bất động sản lớn như FLC, Tân Hoàng Minh hay An Đông đã khiến cho niềm tin của các nhà đầu tư lung lay hơn bao giờ hết. Họ rút khoản đầu tư của mình, khiến thị trường giao dịch trở nên đóng băng.
Dự đoán tình hình trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2023
Theo như dự đoán của chuyên gia kinh tế, ông Vũ Nhữ Thăng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ đây đến hết năm sẽ khó phục hồi lại như trước và tiếp tục giảm.
Đây là tin đáng buồn với các nhà đầu tư.
Ông Lê Hồng Khang, đang là Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings, cũng đưa ra dự báo cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phục hồi rất chậm và khối lượng giao dịch chỉ giữ ở mức nhỏ giọt chứ không còn khả năng bức phá trong ít nhất là 12 tháng tới.
Giai đoạn bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là từ 2018 đến 2021 đã qua đi. Đó là khi thị trường này còn mới nên chứa đựng nhiều tiềm năng. Các nhà đầu tư đẩy mạnh giao dịch về số lượng để tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng thời gian tới, thị trường sẽ chuyển hướng, tập trung nhiều vào chiều sâu, giá trị của trái phiếu hơn là số lượng. Do đó, chỉ những doanh nghiệp nào thật sự xây dựng được hướng phát triển bền vững mới có thể thu lợi từ thị trường này.
Nhiều đại doanh nghiệp đã thanh toán gần hết tài sản
Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, đã có tới 77.000 doanh nghiệp thoái lui khỏi thị trường kinh doanh. Con số này nhiều hơn năm ngoái lên đến 25%.
Một vài đại doanh nghiệp nằm trong con số này đã bán toàn bộ tài sản cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tiêu biểu như thương vụ Beverage của Thái Lan đã mua lại 53.59% cổ phần của công ty bia rượu Sabeco.
Chính phủ cần “ra tay” can thiệp và hỗ trợ các tập đoàn lớn để các doanh nghiệp nước ngoài không thể thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Đây là chỉ góc nhìn đơn giản về mặt kinh tế, quốc gia. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề khác cần Chính phủ xem xét kỹ lưỡng để có các biện pháp phù hợp.
Theo dõi kênh tin tức Tài Chính Cuộc Sống để đón đọc nhiều tin tức hay và bổ ích về thị trường kinh tế mới nhất nhé.